Theo văn hóa truyền thống Việt Nam, Lễ Vu Lan là một trong những lễ hội truyền thống quan trọng nhất của người Việt. Trong đó, nghi thức “Bông hồng cài áo” là một phần không thể thiếu, mang ý nghĩa sâu sắc về sự tri ân và cảm ơn đối với cha mẹ.

Lễ Vu Lan là gì?

 Đối với người Việt. Lễ Vu Lan đã trở thành một ngày lễ quan trọng, là cơ hội để con cháu thể hiện lòng hiếu thảo và biết ơn cha mẹ, ông bà. Đây là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, gắn liền với hoạt động “Bông hồng cài áo” – một nghi thức quen thuộc và đẹp đẽ trong dịp này.

Nguồn gốc của lễ Vu Lan bắt nguồn từ Phật giáo và phong tục Trung Hoa, nhưng đã dần được mở rộng và trở thành lễ hội báo hiếu của toàn thể người Việt. Qua hàng ngàn năm, lễ Vu Lan đã trở thành một phần không thể tách rời trong đời sống và văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Tại sao vào ngày lễ Vu Lan lại cài hoa hồng ở ngực áo

Lễ Vu Lan là dịp để con cháu thể hiện lòng thành kính và biết ơn cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Truyền thống cài bông hồng lên ngực áo đã trở thành một phần không thể thiếu của ngày lễ này. Hàng năm, vào những ngày rằm tháng 7 âm lịch, người Việt trên khắp cả nước đều đến những ngôi chùa để tham gia lễ Vu Lan với tâm thế tôn kính và xúc động.

Việc cài bông hồng lên ngực áo mang ý nghĩa tưởng nhớ và tôn vinh những người mẹ, những bậc sinh thành đã khuất, đồng thời bày tỏ lòng biết ơn đến những người mẹ vẫn còn tại thế. Bông hoa hồng được chọn là biểu tượng của tình yêu, sự cao quý và ngát hương, là cách thể hiện “Chữ Hiếu” đẹp đẽ nhất của người con đối với cha mẹ.

Chính vì vậy, hoạt động cài bông hồng lên áo trở thành một nghi lễ thiêng liêng và phổ biến trong dịp lễ Vu Lan, thể hiện trọn vẹn tình cảm và sự tri ân sâu sắc của con cháu dành cho cha mẹ, ông bà.

Hoạt động cài hoa trong ngày Vu Lan
Hoạt động cài hoa trong ngày Vu Lan

Nguồn gốc của nghi thức “Bông hồng cài áo”

Theo lời kể từ một số vị trụ trì, nghi thức này được thiền sư Thích Nhất Hạnh đưa về Việt Nam. Vào năm 1960, trong một lần đến thăm Nhật Bản nhân Ngày của Mẹ, thiền sư được một cô gái cài một bông hoa trắng lên áo mà không rõ lý do. Khi hỏi, thiền sư mới biết rằng trong ngày này, những người còn mẹ được cài bông hoa hồng đỏ, người mất cha mẹ được cài bông hoa hồng trắng. Thiền sư thấy việc cài hoa trên ngực áo để tưởng nhớ mẹ là một ý niệm rất hay.

Sau khi về nước năm 1962, thiền sư Thích Nhất Hạnh đã viết nên cuốn sách mang tên “Bông hồng cài áo”, và áp dụng nghi thức bông hồng cài áo vào ngày lễ Vu Lan. Từ đó, nghi thức này đã khởi nguồn và được nhiều ngôi chùa ở Việt Nam tổ chức cho Phật tử trong ngày Vu Lan báo hiếu. Đến nay, nghi thức “Bông hồng cài áo” đã trở thành một truyền thống tốt đẹp và ý nghĩa của Phật tử Việt Nam, thể hiện tình cảm sâu sắc của con người đối với cha mẹ, tổ tiên.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh và cuốn sách Bông hồng cài áo

Ý nghĩa màu hoa cài áo ngày lễ Vu Lan

Trong nghi thức này, các phật tử tham gia sẽ được cài hoa với bốn màu sắc là đỏ, hồng nhạt, trắng và vàng với những ý nghĩa riêng biệt.

Hoa hồng đỏ: Dành cho những người còn cha mẹ đang sống. Màu đỏ tượng trưng cho tình cảm gia đình, sự ấm áp và lòng biết ơn sâu sắc dành cho cha mẹ.

Hoa hồng nhạt: Dành cho những người chỉ còn một cha hoặc mẹ. Màu hồng nhạt thể hiện sự tôn trọng và nhớ thương đối với người cha/mẹ đã khuất. Đây cũng là cách bày tỏ tình cảm, biết ơn và tri ân với người thân còn lại.

Hoa hồng trắng: Dành cho những người mất cả cha lẫn mẹ. Màu trắng tinh khiết thể hiện sự buồn thương, tưởng nhớ đến những người thân yêu đã khuất. Đồng thời cũng nhắc nhở chúng ta phải sống tốt để đền đáp công ơn của cha mẹ.

Hoa hồng vàng: Cài lên áo các tu sĩ, tượng trưng cho ý nghĩa phổ độ chúng sinh, hướng đến sự giải thoát tâm linh và bình an. Đây là cách báo đáp ân tình, báo hiếu cha mẹ ở hiện tại và các đời trước.

 Bông hồng cài áo Vu Lan
Những màu sắc Bông hồng cài áo Vu Lan

Lời kết

Dịp lễ Vu Lan nói chung và nghi thức “Bông hồng cài áo” nói riêng đã trở thành một nét độc đáo đặt trưng trong kho tàn giá trị văn hóa truyền thống của  người dân Việt Nam. Những giá trị đạo hiếu của lễ Vu Lan nhắc nhở mọi người về hai chữ “Tri ân”, tìm về nguồn cội tâm linh và duy trì hơi ấm tình người trong cuộc sống. Với Tang Lễ Việt – chúng tôi luôn dành sự trân trọng đến tất cả những nghi thức, hoạt động mang ý nghĩa hiếu thảo và biết ơn nguồn cội. Đó đều là những nét đẹp truyền thống lâu đời trong kho tàn văn hóa tâm linh Việt Nam. 

◆ Tìm hiểu thêm về Đại Lễ Vu Lan báo hiếu tại: Lễ Vu Lan Báo Hiếu và những điều cần biết

Đăng ký tại đây

Quý gia đình xin để lại thông tin

Form Trang Chủ